Khoa Khoa học Nông Nghiệp
Ngày đăng: 26-04-2017
KHOA KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
I. Nhân sự:
STT |
Họ và tên |
Học hàm – Học vị |
Chức vụ |
SĐT |
LÃNH ĐẠO KHOA |
||||
1. |
Bùi Hữu Thuận |
Tiến sĩ |
Trưởng Khoa |
01689.738.363 |
2. |
Nguyễn Kim Quyên |
Tiến sĩ |
Phó Trưởng Khoa |
0918.779.836 |
VĂN PHÒNG KHOA |
||||
3. |
Đoàn Vĩnh Phúc |
NCS |
Trợ lý giáo vụ |
0913.119.629 |
4. |
Phạm Văn Bé Ba |
Thạc sĩ |
Trợ lý văn phòng |
0939.691.629 |
CÁN BỘ - GIẢNG VIÊN |
||||
5. |
Nguyễn Quốc Thái |
NCS |
Giảng viên Trợ lý sinh viên |
0902.683.804 |
6. |
Trần Thanh Thy |
NCS |
Giảng viên |
0989.799.840 |
7. |
Nguyễn Hoàng Anh |
Thạc sĩ |
Giảng viên |
0938.431.812 |
8. |
Nguyễn Hồng Linh |
Thạc sĩ |
Giảng viên |
0907.053.407 |
9. |
Hồ Phương Ngân |
Thạc sĩ |
Giảng viên |
0932.819.019 |
10. |
Võ Thị Kim Mai |
Thạc sĩ |
Giảng viên |
0919.333.181 |
11. |
Đặng Thị Mỹ Tú |
Cao học |
Giảng viên |
0906.565.688 |
12. |
Trần Ngọc Điệp |
Thạc sĩ |
Giảng viên |
0988.910.556 |
13. |
Phạm Thị Mỹ Lệ |
Thạc sĩ |
Giảng viên |
0988.631.577 |
14. |
Đặng Xuân Đào |
Thạc sĩ |
Giảng viên |
0982.665.251 |
15. |
Nguyễn Hồng Thanh |
Thạc sĩ |
Giảng viên |
0919.592.811 |
16. |
Lâm Thị Huyền Trân |
Thạc sĩ |
Giảng viên |
01224.818.385 |
17. |
Nguyễn Thị Kiều Tiên |
Thạc sĩ |
Giảng viên |
0939.316.362 |
18. |
Phạm Xuân Phong |
Thạc sĩ |
Giảng viên |
0988.441.355 |
II. Chức năng:
Khoa Khoa học nông nghiệp là đơn vị đào tạo và quản lý hành chính cơ sở của Trường, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên của khoa, quản lý hành chính, nhân sự, quản lý chuyên môn và quản lý sinh viên theo quy định.
Xây dựng chương trình đào tạo theo từng chuyên ngành, trình Ban Giám hiệu đề án mở thêm ngành đào tạo dựa trên chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và dựa trên nhu cầu phát triển nguồn nhân lực thực tế của địa phương, đáp ứng nhu cầu xã hội.
III. Nhiệm vụ:
1. Lập kế hoạch xây dựng và phát triển toàn diện Khoa theo mục tiêu chung của Trường. Tham mưu đề xuất hướng và biện pháp phát triển ngành nghề, quy mô, mục tiêu, chất lượng và chương trình đào tạo trình Ban Giám hiệu.
2. Xây dựng chương trình đào tạo của Khoa. Lập kế hoạch giảng dạy, học tập theo kế hoạch giảng dạy chung của Trường.
3. Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, phối hợp với các tổ chức, công ty, cơ sở sản xuất, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học.
4. Tổ chức biên soạn đề cương, bài giảng, giáo trình môn học, tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp dạy và học, cập nhật các tài liệu phục vụ giảng dạy.
5. Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên và sinh viên thuộc Khoa theo sự phân cấp của Hiệu trưởng. Phối hợp với các đơn vị tổ chức đánh giá công tác giảng dạy của giảng viên nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.
6. Quản lý, chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học kỹ thuật của trường liên quan tới chuyên môn của Khoa.
7. Chịu trách nhiệm mời giảng viên bên ngoài tham gia giảng dạy, báo cáo chuyên đề, nghiên cứu khoa học, tham gia hội đồng khoa học của Khoa, hướng dẫn luận văn, đồ án tốt nghiệp. Phối hợp với phòng Đào tạo thanh toán hợp đồng mời giảng đối với giảng viên thỉnh giảng khi kết thúc môn giảng dạy.
8. Tham gia tuyên truyền tuyển sinh.
IV. Các bậc đào tạo:
Bậc đại học đào tạo 4 năm, bậc cao đẳng đào tạo 3 năm.
V. Ngành đào tạo:
Bậc đại học gồm các ngành: Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sinh học, Nông học và Bảo vệ thực vật.
Bậc cao đẳng: cao đẳng Công nghệ thực phẩm.
Các ngành đào tạo, cơ hội nghề nghiệp
Công nghệ thực phẩm: đào tạo kỹ sư Công nghệ thực phẩm có khả năng đánh giá phẩm chất thực phẩm; thiết kế, vận hành các tiến trình bảo quản, sau thu hoạch, sản xuất nông sản thực phẩm đáp ứng yêu cầu về vệ sinh, an toàn, chất lượng. Sinh viên được học nghiên cứu, sáng tạo, làm sản phẩm mới hay qui trình công nghệ, hợp lý hóa sản xuất. Sinh viên được thực hành ở phòng thí nghiệm, thực tập thực tế ở nhà máy xí nghiệp chế biến, ở các viện nghiên cứu sau thu hoạch nông sản, thực phẩm.
Cơ hội nghề nghiệp: làm việc tại các viện nghiên cứu, trường, y tế dự phòng, doanh nghiệp, các cơ sở xử lý sau thu hoạch, đóng gói, chế biến nông sản, thực phẩm...
Công nghệ sinh học: đào tạo kỹ sư Công nghệ Sinh học có chuyên môn về công nghệ sinh học thực vật, chuyển gen tạo giống mới, phục tráng và nhân giống cây trồng, ứng dụng công nghệ enzyme và protein.
Cơ hội nghề nghiệp: làm việc tại các công ty thuộc lĩnh vực y dược (bào chế thuốc, vaccine,…), về môi trường, về cây giống, con giống, về lĩnh vực công nghiệp (lên men, vật liệu, thuốc, chế biến), cơ sở kinh doanh thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học; các viện kiểm nghiệm, viện nghiên cứu, công nghệ sau thu hoạch, công ty chế biến nông lâm, thực phẩm, thủy sản, bảo vệ môi sinh,…
Nông học: đào tạo kỹ sư Nông học có kiến thức tổng quát và chuyên ngành bao gồm các lĩnh vực sản xuất như trồng trọt (kỹ thuật sản xuất, giống, bảo vệ thực vật, …), chăn nuôi và thủy sản (giống, kỹ thuật sản xuất, thú y, vệ sinh môi trường sản xuất, …).
Cơ hội nghề nghiệp: làm việc tại các viện nghiên cứu, các phòng thí nghiệm nông nghiệp, các công ty phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thủy sản, chăn nuôi; các cơ quan nhà nước về nông nghiệp.
Bảo vệ thực vật:đào tạo cán bộ kỹ thuật trình độ đại học có kiến thức và kỹ năng về Bảo vệ thực vật; có kiến thức về an toàn lao động, an toàn nông sản thực phẩm, đạo đức nghề nghiệp; có khả năng hợp tác trong sản xuất nông sản và trong nghiên cứu khoa học, biết quản lý sản xuất trong doanh nghiệp, biết sản xuất và làm dịch vụ Bảo vệ thực vật.
Cơ hội nghề nghiệp: Có thể làm việc tại các Trường đại học, cao đẳng, các Viện, trung tâm nghiên cứu; công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ thực vật; các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh - dịch vụ nông nghiệp và bảo vệ thực vật.
VI. Tổ bộ môn:
Khoa Khoa học Nông nghiệp hiện nay có ba tổ bộ môn: Bộ môn Công nghệ Thực phẩm, Bộ môn Công nghệ Sinh học và Bộ môn Nông học.
VII. Các hoạt động ngoại khóa:
- Tổ chức tham quan ngoại khóa cho sinh viên các ngành Nông học, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sinh học tại các Trung Tâm, Trạm Trại, Xí nghiệp, Nhà máy … những nơi có những ứng dụng, thành tựu khoa học mới, trình độ sản xuất tiên tiến.
- Tổ chức những hội thảo chuyên đề, tiếp xúc với những nhà khoa học, kỹ nghệ gia, doanh nhân, liên kết với các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn… …..
VIII. Địa chỉ trang web riêng của đơn vị
Nguồn: Khoa KHNN
Tin liên quan