Chiến lược phát triển

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG

1. Sứ mạng của trường Đại học Cửu Long

      Trường đại học Cửu Long (ĐHCL) là trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực theo hướng ứng dụng, có nhiệm vụ đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao có trình độ từ cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ các chuyên ngành phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho đất nước và hội nhập quốc tế; là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, văn hóa trong khu vực ĐBSCL và toàn quốc.

2. Tầm nhìn

      Tầm nhìn chiến lược “Phát triển Trường ĐHCL đến 2025 trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ có chất lượng cao, có uy tín trong khu vực. Đến năm 2030 trở thành trường có vị thế trong cả nước và khu vực Đông nam Á”.

3. Mục tiêu

3.1. Mục tiêu tổng quát:

      Chất lượng đào tạo không ngừng được nâng cao, quy mô đào tạo được mở rộng hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, góp phần nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

3.2. Các giải pháp thực hiện:

       * Nhóm giải pháp 1: Nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao và đa dạng của xã hội.

       – Phát triển chất lượng chương trình đào tạo.

       – Áp dụng phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá tích cực.

       – Hoàn thiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

      * Nhóm giải pháp 2: Mở rộng quy mô đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực phát triển kinh tế – xã hội khu vực Tây nam bộ và cả nước. Phát triển bền vững các ngành mũi nhọn có thế mạnh như: Quản trị kinh doanh; Quản trị dịch vụ và lữ hành; luật kinh tế; công nghệ thực phẩm; nông học; công nghệ sinh học; ngôn ngữ Anh; công nghệ thông tin – truyền thông; cơ khí kỹ thuật ô tô; xét nghiệm y học; điều dưỡng,…

       – Tăng quy mô đào tạo trên cơ sở mở thêm lĩnh vực và ngành đào tạo.

       – Mở rộng hợp tác đào tạo với các cơ sở trong và ngoài nước.

       – Phát triển chương trình đào tạo ngắn hạn đáp ứng nhu cầu xã hội.

       – Phát triển các phương thức đào tạo khác.

       – Nâng cao trách nhiệm của nhà trường với xã hội.

       * Nhóm giải pháp 3. Kiểm định chất lương giáo dục theo tiêu chuẩn quốc gia, khu vực và quốc tế.

       – Kiểm định chất lượng trường đại học.

       – Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.

      – Khảo sát người học và đơn vị sử dụng lao động.

      – Tham gia vào xếp hạng các trường đại học trong nước và khu vực.

      4. Giá trị cốt lõi: ĐẠO ĐỨC – TRI THỨC – DÂN TỘC – HỘI NHẬP

  1. Triết lý giáo dục: “ Toàn diện – Sáng tạo – Hội nhập – Phát triển”.
  • Học để biết: học tập là cách để con người hiểu biết thế giới, cuộc sống, xã hội xung quanh mình. Việc nắm bắt các quy luật tự nhiên, quy luật xã hội sẽ giúp con người hiểu được thế giới tự nhiên và đời sống xã hội xung quanh để tồn tại và phát triển. Ngoài tích lũy kiến thức, mỗi người phải học phương pháp tư duy, giải quyết vấn đề. Kiền thức là dữ liệu, phương pháp là chương trình.
  • Học để lập nghiệp: học để làm ra của cải vật chất, học để khẳng định bản thân, phát triển giá trị của riêng mình. Sau học tập, tích lũy kiến thức, học tập các kinh nghiệm trong xã hội để vận dụng vào nghề nghiệp.
  • Học để phụng sự Tổ quốc: lập nghiệp, xây dựng xã hội Dân giàu Nước mạnh tức là góp phần làm cho Tổ quốc giàu đẹp. Đó là phụng sự Tổ quốc.