1. GIỚI THIỆU
1.1. Khoa Công nghệ thông tin – Truyền thông
Tên tiếng Anh: Faculty of Information Technology – Communication.
1.2. Thông tin liên hệ
– Địa chỉ: 4.01, Tòa nhà Hành chính, Trường Đại học Cửu Long, Quốc lộ 1A, xã Phú Quới, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
– Số điện thoại: 02703.960.966. Email: [email protected]
– Video giới thiệu Khoa: Xem tại đây
– Facebook: https://www.facebook.com/khoacnttdhcl
1.3. Lịch sử hình thành và phát triển
Khoa Công nghệ Thông Tin – Truyền Thông (CNTT-TT) là một trong những khoa đầu tiên của trường Đại học Cửu Long. Khoa được thành lập ngày 19/11/2001 với tên Khoa Công nghệ thông tin. Ngày 16/05/2019, nhà trường đổi tên thành Khoa Công nghệ thông tin – Truyền thông.
Với trên 24 năm đào tạo, Khoa CNTT-TT đã khẳng định được vị trí của mình trong việc đào tạo công nghệ thông tin chất lượng, đáp ứng nhu cầu cấp bách về nhân lực công nghệ thông tin trong và ngoài nước. Thông qua chương trình đào tạo kỹ sư CNTT, Khoa CNTT-TT đã đào tạo ra trên 2.675 kỹ sư CNTT. Sinh viên tốt nghiệp các khóa đã và đang đảm nhận các vị trí quan trọng trong các công ty, cơ quan, tổ chức hàng đầu trong và ngoài nước.
1.4. Cơ cấu tổ chức
– Sơ đồ tổ chức
– Nhân sự
STT | Họ và tên | Chức danh | Chức vụ |
1 | PGS.TS Lê Văn Phi | Giảng viên | Trưởng Khoa |
2 | ThS. Nguyễn Hữu Thể | Giảng viên | Phó Trưởng Khoa |
3 | TS. Trần Minh Tiến | Giảng viên | |
4 | TS. Cao Đình Thi | Giảng viên | |
5 | TS. Trần Văn Tùng | Giảng viên | |
6 | TS. Lê Ngọc Uyển | Giảng viên | |
7 | ThS. Nguyễn Thị Hồng Nhung | Giảng viên | Trợ lý Trưởng Khoa
Phụ trách Bộ môn Hệ thống thông tin |
8 | ThS. Nguyễn Chí Hiếu | Giảng viên | Phụ trách Bộ môn Công nghệ phần mềm |
9 | ThS. Phạm Thị Hồng Thu | Giảng viên | |
10 | ThS. Mai Yến Trinh | Giảng viên | |
11 | ThS. Trần Thị Thúy | Giảng viên | Kiêm Phó Viện Trưởng Mekong – Nhật Bản |
12 | Bùi Thị Ánh Tuyết | Trợ giảng | |
13 | Hồ Mộng Huyền Trang | Chuyên viên | Thư ký, giáo vụ, quản lý sinh viên |
14 | ThS. Nguyễn Thành Trung | Giảng viên | Kiêm PGĐ Trung tâm Quản lý mạng |
15 | ThS. Hà Hoài Nam | Giảng viên | |
16 | Võ Kim Nga | Trợ giảng | |
17 | Nguyễn Huy Hoàng | Trợ giảng | |
18 | Võ Thị Diễm | Trợ giảng | |
19 | Trầm Thanh Phú | Trợ giảng | |
20 | Phạm Thanh Bình | Trợ giảng | |
21 | Nguyễn Anh Phương | Trợ giảng | |
22 | Lê Trọng Tín | Trợ giảng | |
23 | Nguyễn Duy Hoài Nhi | Trợ giảng |
– Giảng viên thỉnh giảng
STT | Họ và tên | Nơi công tác |
1 | PGS.TS. Đinh Ngọc Thanh | Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM |
2 | PGS.TS Phạm Thế Bảo | Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM |
3 | PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình | Trường ĐH Bách Khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM |
4 | TS. Huỳnh Nguyên Chính | Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật, ĐH Quốc gia TP.HCM |
5 | TS. Trần Anh Tuấn | Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM |
6 | TS. Trần Sơn Hải | Trường ĐH Sư phạm TP.HCM |
7 | TS. Nguyễn Đình Hiển | Trường ĐH Công nghệ thông tin, ĐH Quốc gia TP.HCM |
8 | ThS. Phạm Thi Vương | Trường ĐH Công nghệ thông tin, ĐH Quốc gia TP.HCM |
9 | ThS. Nguyễn Duy Nhất | Trường ĐH Kinh tế – Luật TP.HCM |
10 | ThS. Nguyễn Đạt Thông | Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM |
11 | TS. Hà Duy An | Trường Đại học Cần Thơ |
12 | ThS. Lôi Thị Tú Trân | Công ty phần mềm, Cần Thơ |
1.5. Chức năng
Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức lĩnh vực/ ngành công nghệ thông tin; tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng và chuyển giao công nghệ; hợp tác trong nước và quốc tế trong lĩnh vực công nghệ thông tin; quản lý hành chính, nhân sự, chuyên môn thuộc Khoa; bồi dưỡng chuyên viên, giảng viên; quản lý sinh viên.
1.6. Nhiệm vụ
– Xây dựng kế hoạch phát triển Khoa theo tầm nhìn, sứ mạng, triết lý giáo dục của Trường.
– Xây dựng chương trình đào tạo ngành và chuyên ngành đáp ứng tốt theo nhu cầu phát triển công nghệ thông tin trên thế giới; xây dựng kế hoạch giảng dạy, học tập, công tác chuyên môn.
– Quản lý chất lượng đào tạo các chương trình đào tạo công nghệ thông tin; quản lý chuyên môn về giảng dạy, giáo trình, bài giảng, tài liệu hỗ trợ học tập; tổ chức các chương trình hội thảo, tập huấn chuyên ngành.
– Tổ chức và quản lý hoạt động khoa học và công nghệ, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, các dự án hợp tác trong và ngoài nước.
– Quản lý giảng viên, chuyên viên và sinh viên thuộc Khoa; quản lý các trang thiết bị, các phòng máy vi tính.
2. ĐÀO TẠO
Đào tạo ngành “Công nghệ thông tin”.
Chương trình đào tạo ngành CNTT đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng đào tạo quốc gia năm 2022. Sinh viên được tiếp thu kiến thức ngành học vững vàng và môi trường thực hành hiện đại với kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có kỹ năng chuyên nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, khả năng sử dụng tiếng Anh tốt, kỹ năng làm việc nhóm, nghiên cứu và trình bày kết quả rất hiệu quả.
Lễ công nhận chương trình đào tạo ngành CNTT đạt chuẩn chất lượng
Chương trình đào tạo tiên tiến được thiết kế tương thích với các chương trình của các trường đại học hàng đầu Việt Nam và được chấp nhận học tiếp Thạc sĩ, Tiến sĩ ở các nước Pháp, Anh, Ý. Nhiều môn học được giảng dạy bởi các giảng viên uy tín ở Đại học Sư Phạm TP.HCM, Đại học Quốc Gia Tp.HCM,… Các giảng viên áp dụng phương pháp giảng dạy hiện đại, kết hợp giữa đào tạo kiến thức nền tảng về lý thuyết, thực hành trên công nghệ tiên tiến và kỹ năng vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề. Sinh viên được học tập trong môi trường hiện đại, năng động, đòi hỏi nhiều hoạt động làm việc nhóm để rèn luyện kỹ năng.
Ngoài ra, mỗi học kỳ, người học còn được gặp gỡ các chuyên gia là lãnh đạo các doanh nghiệp công nghệ đến chia sẻ kiến thức thực tế có liên quan đến các học phần chuyên ngành.
2.1 Đại học chính quy: Ngành Công nghệ thông tin, gồm 7 hướng chuyên ngành chuyên sâu.
07 chuyên ngành thuộc công nghệ thông tin
Mô tả thông tin của 07 chuyên ngành:
Thông tin của 07 chuyên ngành
Bằng cấp đại học chính quy:
- Cử nhân CNTT (học 3.5 năm)
- Kỹ sư CNTT (học 4 năm)
Học phí cố định, không tăng trong tất cả các năm học của khóa học.
2.2 Đại học hệ vừa làm vừa học: Cấp bằng cử nhân CNTT
2.3 Đại học hệ từ xa: Cấp bằng cử nhân CNTT
2.4 Đại học văn bằng 2: Người học đã có bằng đại học thứ 1
2.5 Liên thông từ trung cấp, cao đẳng lên đại học
2.6 Thạc sĩ CNTT: Phối hợp với Trường ĐH CNTT-TT, ĐH Thái Nguyên đào tạo thạc sĩ CNTT.
Chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin: Xem chi tiết
3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Nghiên cứu khoa học rất được quan tâm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và hoạt động hợp tác với doanh nghiệp. Một số hướng nghiên cứu tại Khoa:
- Trí tuệ nhân tạo (AI)
- Máy học (Machine learning)
- Học sâu (Deep learning)
- Xử lý hình ảnh và thị giác máy tính
- IoT (Internet of Things)
- Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP)
- Xử lý dữ liệu lớn (Big data)
- Công nghệ Web
- Công nghệ di động (Mobile)
Đối với giảng viên, hàng năm đều có công bố quốc gia, quốc tế về công trình nghiên cứu khoa học.
Đối với sinh viên, hàng năm đều được nhà trường hỗ trợ kinh phí thực hiện nghiên cứu khoa học, các năm qua đã có nhiều sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường, và đạt được thành tích cao trong các cuộc thi toàn quốc như Euréka, hội thi sáng tạo ứng dụng di động, Microsoft App,…
Hội thảo khoa học quốc tế lĩnh vực CNTT: Khoa CNTT-TT đã phối hợp với tổ chức EAI tổ chức thành công 2 hội thảo quốc tế về lĩnh vực CNTT vào ngày 27-28/10/2022 (https://iccasa.eai-conferences.org/2022, https://ictcc.eai-conferences.org/2022).
Hai hội thảo quốc tế về lĩnh vực CNTT, bài báo khoa học đăng trên tạp chí Springer thuộc danh mục Scopus.
- HỢP TÁC
Với nhiều cơ quan, doanh nghiệp liên quan CNTT trong tổ chức các hội thảo chuyên đề tại trường: Microsoft Việt Nam, IBM Việt Nam, NashTech, Axon Active, DEK Technology, Best solutions, Sensor Notes, VTI, VTC Academy, Onlinica, VNPT, Mobiphone,… Hoặc nhận sinh viên đến thực tập, làm việc như: FPT, Viettel, Mobiphone, VNPT, DEC, Vitop Mekong, Nhất Tâm, Công viên phần mềm Quang Trung, các công ty phần mềm ở TP.HCM, Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, Trung tâm tin học ở các Sở Ban Ngành,…
Hợp các với các công ty các nước để triển khai các dự án công nghệ hoặc đào tạo chuyên sâu về công nghệ tại trường như:
– Wenet (Mỹ): Triển khai hệ thống mạng Wifi 6 tiên tiến hàng đầu thế giới tại trường, hợp tác trong tư vấn đào tạo chip bán dẫn tại trường.
Nguyên Thứ trưởng Bộ KHCN và công ty Wenet tại Trường Đại học Cửu Long
– Ấn Độ: Triển khai lập phòng thí nghiệm Trí tuệ nhân tạo tại Trường Đại học Cửu Long, và đào tạo chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo cho sinh viên hoặc giảng viên.
Ký kết giữa Trường Đại học Cửu Long và công ty Ấn Độ
– TOPP (Hàn Quốc): Triển khai đào tạo về ứng dụng công nghệ thông tin trong tạo phần mềm điều khiển máy bay không người lái (Drone) và tập huấn sử dụng máy bay không người lái.
Công ty Ấn Độ TOPP Hàn Quốc giới thiệu máy bay không người lái
5. SINH VIÊN QUỐC TẾ
Đã có 10 sinh viên Lào theo học ngành công nghệ thông tin, trong đó có 09 sinh viên đã tốt nghiệp, các cựu sinh viên Lào sau khi về nước đang giữ các vị trí quan trọng tại các công ty công nghệ, trường học tại Lào.
Họp mặt thầy cô và sinh viên Lào
6. CƠ SỞ VẬT CHẤT
6.1 Phòng học
Phòng học được thiết kế rộng rãi, thoáng mát theo tiêu chuẩn hiện đại, bố trí đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng dạy học nhằm phục vụ cho nhu cầu giảng dạy, học tập của giảng viên và sinh viên. Bên cạnh đó, nhà trường còn chú trọng cải tiến, đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất với các tiện ích kèm theo như thang máy, 100% phòng học có máy lạnh, đảm bảo một môi trường học tập thoải mái, chuyên nghiệp.
Phòng học lý thuyết
6.2 Phòng máy tính thực hành
Phòng máy tính được thiết kế với không gian hiện đại, sang trọng, với các máy tính có cấu hình mạnh nhất của thương hiệu DELL dành cho dòng máy PC (năm 2024), hệ thống mạng nội bộ tốc độ cao giúp sinh viên truy cập và chia sẻ dữ liệu một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, 100% phòng thực hành đều được trang bị đầy đủ các trang thiết bị như: Máy lạnh, máy chiếu,… Ngoài ra, nhà trường có phòng Lab chuyên dụng cho xử lý đồ họa với cấu hình cao, màn hình lớn, bảng vẽ tương tác kèm theo mỗi máy tính nhằm đáp ứng cho nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên.
Phòng học thực hành
6.3 Thư viện
Thư viện được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, không gian yên tĩnh với trên 3.000 sách cho ngành CNTT, trên 10.000 sách online cho chuyên ngành, phù hợp với nhu đọc và nghiên cứu tài liệu của giảng viên, sinh viên. Hằng năm, thư viện không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ, cập nhật nhanh chóng các nguồn sách mới, thường xuyên phát động các phong trào tìm hiểu, viết bài cảm nhận về sách mới nhằm phát triển cũng như tạo thói quen trong văn hoá đọc sách cho các bạn sinh viên, giúp sinh viên có thể tận dụng một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên tri thức tại thư viện. Ngoài ra, thư viện còn có nhiều tiện ích kèm theo như bố trí máy vi tính truy cập miễn phí, nước uống, bánh, kẹo,… Thời gian mở cửa linh hoạt giúp sinh viên, giảng viên có không gian học tập và làm việc hiệu quả.
Thư viện trường Đại học Cửu Long
7. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tìm được công việc phù hợp với khả năng và mức lương cao ở các doanh nghiệp CNTT hàng đầu trong và ngoài nước. Trong thực tế, sinh viên các khóa vừa qua đã có việc làm rất vững chắc ở các công ty CNTT nổi tiếng như Renesas, FPT, TMA, Axon Active,… hoặc phụ trách CNTT ở các ngân hàng như Vietinbank, Vietcombank,… hoặc giữ vị trí lãnh đạo CNTT ở các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, thành phố trong khắp cả nước. Ngoài ra, khá nhiều sinh viên đã tốt nghiệp đang tiếp tục theo học lên bậc học Thạc sĩ và Tiến sĩ với học bổng toàn phần hoặc bán phần ở các trường Đại học hàng đầu trên thế giới như: Anh, Pháp, Ý,…
8. CÁC HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
8.1 Sinh viên quốc tế
Sinh viên quốc tế
8.2 Sinh viên trình bày kết quả nghiên cứu khoa học (Sinh viên Lào)
Hội đồng nghiệm thu nghiên cứu khoa học của sinh viên
8.3 Sinh viên trình bày kết quả nghiên cứu khoa học
Sản phẩm của đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên
8.4. Giao lưu thể thao
Hoạt động giao lưu thể thao của sinh viên và học sinh
8.5. Giao lưu văn nghệ các nước
Giao lưu văn nghệ Việt Nam – Lào
8.5. Giao lưu văn nghệ
Giao lưu văn nghệ của sinh viên
8.7 Gặp gỡ tập đoàn VTI
Đại diện VTI trình bày Workshop
8.8 Gặp gỡ Công ty phần mềm DEK Technology
Đại diện DEK Technology trình bày Workshop
8.9 Gặp gỡ Công ty phần mềm Bestsolution
Công ty phần mềm Bestsolution chia sẻ kỹ năng dành cho sinh viên
8.10 Gặp gỡ Công ty phần mềm Axon Active
Khoa gặp gỡ Công ty phần mềm Axon Active
8.11 Gặp gỡ IBM Việt Nam
IBM Việt Nam trình bày Workshop
8.12 Ký kết hợp tác giữa các trường đại học trong lĩnh vực An ninh mạng
Ký kết hợp tác giữa Trường Đại học Cửu Long và các trường đại học trong lĩnh vực an ninh mạng
8.13 Hội nghị các Khoa – Viện – Trường đào tạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Khoa CNTT-TT ký kết tham gia Hội các Khoa – Viện – Trường đào tạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
8.14 Tham dự Hội nghị các Khoa – Viện – Trường CNTT-TT Việt Nam
Khoa CNTT-TT tham dự đại hội đại biểu câu lạc bộ các Khoa – Viện – Trường CNTT-TT Việt Nam tại Đại học Quốc gia Hà Nội
9. HÌNH ẢNH SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
9.1 Nhóm đề tài nghiên cứu khoa học 1, 2
Nhóm đề tài nghiên cứu khoa học 1, 2
9.2 Nhóm đề tài nghiên cứu khoa học 3, 4
Nhóm đề tài nghiên cứu khoa học 3, 4
9.3 Nhóm đề tài nghiên cứu khoa học 5, 6
Nhóm đề tài nghiên cứu khoa học 5, 6
9.3 Nhóm đề tài nghiên cứu khoa học 7, 8
Nhóm đề tài nghiên cứu khoa học 7, 8
9.3 Nhóm đề tài nghiên cứu khoa học 9, 10
Hình 30: Nhóm đề tài nghiên cứu khoa học 9, 10
9.4 Sinh viên đạt giải thưởng cuộc thi “Sáng tạo ứng dụng di động toàn quốc”
Sinh viên nhận giải thưởng cuộc thi “Sáng tạo ứng dụng di động toàn quốc”
9.5 Anh Lâm Thành Thép, cựu sinh viên CNTT, tốt nghiệp Tiến sĩ CNTT tại Đại học UWE, Bristol, Anh.
Cựu sinh viên CNTT nhận bằng Tiến sĩ CNTT tại Đại học UWE, Bristol, Anh
9.6 Anh Phùng Như Kiên, cựu sinh viên CNTT, tốt nghiệp Thạc sĩ CNTT tại Italy
Cựu sinh viên CNTT tốt nghiệp Thạc sĩ CNTT tại Italy