Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn

I. NHÂN SỰ

Stt Họ & tên Học hàm

Học vị

Chức vụ SĐT
1   Nguyễn Hoa Bằng Tiến sĩ Trưởng Khoa 0918.432378
2   Lê Hoàng Trung Thạc sĩ Phó Trưởng Khoa 0367.995499
3   Đinh Thị  Thì Dung Thạc sĩ Giảng viên

Phụ trách Bộ môn

Đông phương & CTXH

0935.039900
4   Trần Thị Hằng Nga Thạc sĩ Giảng viên 0386.761782
5   Nguyễn Thị Nguyên Thạc sĩ Giảng viên 0969.924097
6   Đinh Thị Tân Thạc sĩ Giảng viên 0988.373172
7   Trần Văn Thạch Thạc sĩ Giảng viên 0986.469.450
8   Dương Thị Mỹ Thẩm Thạc sĩ Giảng viên 0939.233737
9   Nguyễn Thị Kim Trinh Thạc sĩ Giảng viên 0907.686946
10   Nguyễn Thị Phượng Cao học Thư ký Khoa

Trợ lý giáo vụ

0946.001464

II. CHỨC NĂNG

            Khoa Khoa học xã hội & Nhân văn được thành lập (tháng 01/2016) trên cơ sở Khoa Ngữ văn – Ngoại ngữ trước đây. Khoa có chức năng đào tạo nguồn nhân lực trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, văn hóa nghệ thuật, báo chí truyền thông,… nhằm đáp ứng và phục vụ cho sự phát triển của vùng ĐBSCL nói riêng và đất nước nói chung.

III. NHIỆM VỤ

  1. Đào tạo

– Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn trực tiếp đào tạo 3 ngành học: Công tác xã hội, Đông phương họcTiếng Việt và Văn hóa Việt Nam.

Stt Ngành đào tạo Hệ đào tạo Thời gian

 đào tạo

Bậc đào tạo
1   Công tác xã hội Chính quy 3,5 năm Đại học

chính quy

2   Đông Phương học

+ Chuyên ngành Đông Nam Á học

+ Chuyên ngành Hàn Quốc Học

+ Chuyên ngành Nhật Bản học

+ Chuyên ngành Trung Quốc học)

Chính quy 3,5 năm Đại học

chính quy

3   Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam 

+ Chuyên ngành Báo chí Truyền thông

+ Chuyên ngành Quản lý văn hóa

+ Chuyên ngành Quản trị văn phòng

+ Chuyên ngành Ngữ văn học)

Chính quy 3,5 năm Đại học

chính quy,

Cao đẳng

chính quy

– Khoa còn phối hợp với Khoa sau Đại học đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.

– Tham gia giảng dạy tiếng Việt cho các lưu học sinh nước ngoài (Lào, Campuchia,…) cho Trung tâm đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài.

  1. Quản lý:

– Phối hợp với các Khoa, Phòng, Ban chức năng trong nội bộ nhà trường để triển khai và thực hiện các nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của Ban giám hiệu;

– Thừa lệnh Ban Giám hiệu trong công tác về quản lý chuyên môn, nhân sự trong toàn Khoa thuộc phạm vi chức năng và quyền hạn của Khoa;

– Quản lý về mặt chuyên môn cũng như các hoạt động ngoại khóa khác của sinh viên, học viên thuộc Khoa theo quy định của nhà trường.

IV. NGÀNH ĐÀO TẠO

  1. CÔNG TÁC XÃ HỘI

1.1. Giới thiệu chung

Công tác xã hội là nghề chuyên tham vấn, hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn trong cuộc sống đặc biệt là những người bị yếu thế trong xã hội (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, người già …).

Sứ mạng của ngành CTXH là nỗ lực hành động nhằm giảm thiểu những rào cản trong xã hội, sự bất công và sự bất bình đẳng. Vì đối tượng được chăm sóc, phục vụ đều là những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, là những người cần chăm sóc sức khỏe, được bảo vệ, che chở… nên ngoài kiến thức chuyên môn, nhân viên CTXH cần phải được đào tạo nhiều về kỹ năng mềm và nghề công tác xã hội.

Tóm lại, Công tác xã hội là một ngành chuyên giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó.

Ngành Công tác xã hội phù hợp với nhữngvới những đối tượng:

– Những người luôn đề cao tinh thần nhân ái; sẵn sàng giúp đỡ người khác với tinh thần thiện nguyện.

– Những người năng động, có xu hướng thích quan tâm, tìm hiểu các lĩnh vực đời sống xã hội:con người, môi trường, tư vấn tình cảm, hỗ trợ chăm sóc cho những đối tượng có hoàn cảnh bất hạnh không may trong cuộc sống….

1.2. Cơ hội nghề nghiệp sau khi học ngành Công tác xã hội

Sinh viên ngành Công tác xã hội sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại:

– Các cơ quan của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội các cấp từ Trung ương đến địa phương.

– Làm việc tại các công ty, xí nghiệp, bệnh viện, trường học, các cơ quan đoàn thể xã hội, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.

– Làm việc độc lập với vai trò là nhân viên xã hội, kiểm huấn viên, nhà nghiên cứu, hay cán bộ hoạch định chính sách xã hội.

– Làm điều phối viên cho chương trình, dự án, giám đốc, quản lý các trung tâm, nhà ở, các dịch vụ xã hội.

– Có thể tham gia giảng dạy chuyên ngành Công tác xã hội tại các trường đại học, cao đẳng, các Viện, các Trung tâm nghiên cứu,…có đào tạo ngành Công tác xã hội.

1.3. Cơ hội học tập nâng cao trình độ

Sau khi tốt nghiệp đại học ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam, các cử nhân có thể tiếp tục học lên các bậc cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành Công tác xã hội ở trong và ngoài nước.

  1. ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

2.1. Giới thiệu chung

Đông phương học là ngành tìm hiểu lịch sử, địa lý, kinh tế,du lịch, chính trị-ngoại giao, ngôn ngữ, văn hóa của các nước phương Đông – nền văn minh lâu đời của nhân loại.

Bên cạnh việc đào tạo các kỹ năng cứng (ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử, xã hội…của các nước phát triển trong khu vực châu Á ) thì ngành Đông phương học còn chú trọng việc rèn luyện kỹ năng mềm để giúp các em có thể thích nghi và làm việ hiệu quả khi làm việc tại các công ty nước ngoài đặt tại Việt Nam hoặc đi làm việc tại nước ngoài.

Ngành Đông phương học phù hợp với những đối tượng:

– Những người muốn tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, chính trị, tư tưởng, dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, quan hệ quốc tế của các quốc gia phương Đông, đặc biệt là các nước phát triển mạnh trong khu vực như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

– Những người muốn vận dụng các kiến thức về Đông phương học, đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành (tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật) để có thể làm việc cho các tổ chức, doanh nghiệp, công ty nước ngoài ở trong và ngoài nước.

2.2. Cơ hội nghề nghiệp

Sinh viên ngành Đông phương học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các công việc:

– Đảm trách các công việc văn hóa xã hội ở các cơ quan, đoàn thể, các cấp chính quyền, các doanh nghiệp, công ty với vai trò biên – phiên dịch.

– Có thể làm công tác nghiên cứu, giảng dạy ngoại ngữ (tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật) ở các trường Đại học, Cao đẳng, các viện, các trung tâm ngoại ngữ….

– Làm thư ký, chuyên viên, hướng dẫn viên du lịch cho các công ty du lịch lữ hành trong và ngoài nước.

– Làm thư ký hoặc chuyên viên cho các công ty liên doanh, tổ chức văn hóa, các cơ quan truyền thông,  cơ quan ngoại giao, các tổ chức chính phủ và tổ chức phi chính phủ trong nước và nước ngoài.

2.3. Cơ hội học tập nâng cao trình độ

Sau khi tốt nghiệp đại học ngành Đông phương học, các cử nhân có thể tiếp tục học lên các bậc cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành ở trong và ngoài nước.

  1. TIẾNG VIỆT & VĂN HÓA VIỆT NAM

3.1. Giới thiệu chung

Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam là ngành học thuộc khối Khoa học xã hội và nhân văn; giúp người học có cơ hội tìm hiểu và nghiên cứu về các lĩnh vực ngôn ngữ, văn học, văn hóa, xã hội, con người Việt Nam trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc. Qua đó, góp phần bảo tồn, phát triển di sản văn hóa dân tộc trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa…

Ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt nam phù hợp với những đối tượng:

– Có đam mê và thiên hướng tìm hiểu lĩnh vực Khoa học xã hội và Nhân văn nói chung.

– Đam mê tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực Ngôn ngữ và Văn học, Văn hóa Việt Nam.

– Yêu thích các hoạt động liên quan đến sáng tác, biểu diễn văn hóa nghệ thuật…

– Có năng khiếu về sáng tác, biên tập các tác phẩm báo chí truyền thông…

3.2. Cơ hội nghề nghiệp

Sinh viên ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại:

– Các cơ quan nghiên cứu về ngôn ngữ học, văn học, nghệ thuật…

– Làm phóng viên, biên tập viên trong các cơ quan báo chí – truyền thông, du lịch…

– Làm việc tại các Hội văn hóa văn nghệ, nhân viên văn phòng ở các công ty, doanh nghiệp Các liên doanh, công ty và doanh nghiệp tư nhân;

– Giảng dạy tại các cơ sở giáo dục từ Trung học đến Cao đẳng, Đại học…

– Làm việc tại các cơ quan ngoại giao ở trung ương và địa phương, các vụ hợp tác quốc tế thuộc các bộ, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan an ninh – quốc phòng; các cơ quan đại diện của Việt Nam, các tổ chức quốc tế, các tổ chức liên chính phủ và các tổ chức phi chính phủ trong nước và nước ngoài.

3.3. Cơ hội học tập nâng cao trình độ

Sau khi tốt nghiệp đại học ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam, các cử nhân có thể tiếp tục học lên các bậc cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ với các chuyên ngành: Văn hóa học, Ngôn ngữ học, Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Lý luận văn học, Lý luận và phương pháp dạy học Văn – Tiếng Việt, Việt Nam học…

V. CÁC BỘ MÔN TRỰC THUỘC KHOA

  1. Bộ môn Ngữ văn

1.1. Nhiệm vụ: Xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam. Tham mưu cho lãnh đạo Khoa trong các vấn đề xây dựng đội ngũ, hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên; tổ chức hoạt động học tập và nghiên cứu của sinh viên…

1.2. Nhân sự:

Stt Họ tên Học hàm, học vị Chức vụ
1   Đào Duy Tùng Tiến sĩ Trưởng Bộ môn
2   Nguyễn Hoa Bằng Tiến sĩ Giảng viên
3   Lê Hoàng Trung Thạc sĩ Giảng viên
4   Nguyễn Thị Nguyên Thạc sĩ Giảng viên
5   Dương Thị Mỹ Thẩm Thạc sĩ Giảng viên
  1. Bộ môn Đông Phương & Công tác xã hội

2.1. Nhiệm vụ:Xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo ngành Đông phương học và ngành Công tác xã hội. Tham mưu cho lãnh đạo Khoa trong các vấn đề xây dựng đội ngũ, hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên; tổ chức hoạt động học tập và nghiên cứu của sinh viên

2.2. Nhân sự:

Stt Họ tên Học hàm, học vị Chức vụ
1   Đinh Thị Thì Dung Thạc sĩ Phụ trách Bộ môn
2   Đinh Thị Tân Thạc sĩ Giảng viên
3   Trần Văn Thạch Thạc sĩ Giảng viên
4   Trần Thị Hằng Nga Thạc sĩ Giảng viên
5   Nguyễn Thị Kim Trinh Thạc sĩ Giảng viên

VI. VĂN PHÒNG KHOA

  1. Nhiệm vụ: Thư ký khoa là nhân viên văn phòng khoa có chức năng tham mưu, tổng hợp giúp trưởng khoa quản lý và điều hành các hoạt động của đơn vị. Thư ký khoa có 3 nhóm nhiệm vụ sau:
  2. Thực hiện các nhiệm vụ của chuyên viên văn phòng Khoa.
  3. Thực hiện các nhiệm vụ về trợ lý giáo vụ Khoa.
  4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Khoa phân công.
  5. Nhân sự:
Stt Họ tên Học hàm, học vị Chức vụ
1   Nguyễn Thị Phượng Cử nhân Thư ký Khoa

VII. CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

– Hàng năm Khoa đều tổ chức cho sinh viên năm thứ 2 ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam và Đông Phương học đi thực tế ngoài trường.

– Tổ chức các buổi thực tập, tham quan thực tế cho sinh viên ngành Công tác xã hội tại các Trung Tâm công tác xã hội, bệnh viện, trường học…

– Ngoài ra, Khoa còn có CLB Văn học do các em sinh viên tự tổ chức và quản lý với mục đích tạo thêm sân chơi lành mạnh cho các sinh viên sau những giờ học chính khóa. Thời gian qua, dưới sự cố vấn của các giảng viên trong Khoa, CLB Văn học đã tổ chức thành công rất nhiều cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật cũng như các chuyến đi thực tế sáng tác; giao lưu với các văn nghệ sĩ ở Hội văn học nghệ thuật các tỉnh ĐBSCL…

Sinh viên ngành TV&VHVN của Khoa đi thực tế tại Đà Lạt

Các thành viên CLB Văn học tham gia giao lưu với các văn nghệ sĩ ở Hội văn học nghệ thuật tỉnh Tiền Giang

VIII. MỘT VÀI GƯƠNG MẶT CỰU SINH VIÊN THÀNH ĐẠT

TS. Trịnh Huỳnh An – Phân hiệu Phó Thường trực – Phân hiệu Trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau, Cựu Sinh viên khóa 8 ngành Ngữ Văn

Anh Ngô Hải Sơn đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ – nguyên là sinh viên ngành TV&VHVN, khóa 4, Khoa KHXH&NV, Đại học Cửu Long.

Anh Trần Hoài Thương, Phóng viên Báo Tuổi Trẻ – nguyên là sinh viên ngành TV&VHVN khóa 10, Khoa KHXH&NV, Đại học Cửu Long.

Chị Mai Thị Cẩm Tú, Phóng viên Đài PTTH tỉnh Vĩnh Long – nguyên là sinh viên ngành TV&VHVN, khóa 11, Khoa KHXH&NV, Đại học Cửu Long.

Anh Trần Thương Nhiều đang công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Tiền Giang – nguyên là sinh viên ngành TV&VHVN Khóa 11,Khoa KHXH&NV, Đại học Cửu Long.

Nguồn: Khoa KHXH&NV