I. GIỚI THIỆU
1.1. Khoa Khoa học xã hội và nhân văn
Tên tiếng Anh: Faculty of Social Sciences and Humanities
1.2. Thông tin liên hệ
– Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà Hành chính, Trường Đại học Cửu Long, Quốc lộ 1A, xã Phú Quới, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
– Số điện thoại: 02703. 831.485 . Email: [email protected]
1.3 GIỚI THIỆU QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Ngày 05 tháng 01 năm 2000, cùng với quyết định thành lập Trường Đại học Cửu Long là quyết định thành lập 5 khoa đầu tiên của Trường, trong đó có Khoa Ngữ văn – Ngoại ngữ. Ngữ văn lúc này tuy là một ngành đào tạo, nhưng về tổ chức là một trong hai bộ phận cấu thành Khoa Ngữ văn – Ngoại ngữ.
Tám năm sau, do quy mô số lượng sinh viên tuyển vào ngành Ngữ văn ngày một lớn, ngày 20 tháng 08 năm 2008, bộ phận Ngữ văn được tách khỏi Khoa Ngữ văn – Ngoại ngữ để thành lập Khoa Ngữ văn (Quyết định số 434/2008/QĐ–DCL).
Ngày 27 /04/ 2010, theo Thông tư số 14 /2010/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo, ngành Ngữ văn được đổi thành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam và mang mã ngành là: 52220101.
Ngày 7/01/2016, nhằm mở đường cho sự phát triển của Khoa, bằng Quyết định số 04/QĐ-DCL của Hiệu trưởng, Khoa Ngữ văn được mang tên Khoa Khoa học xã hội và nhân văn, với nhiệm vụ là đào tạo không chỉ ngành Ngữ văn mà còn nhiều ngành khác thuộc khoa học xã hội và khoa học nhân văn.
Bảy tháng sau, ngày 22/07/2016, Khoa được Bộ cho phép mở thêm 2 ngành mới là Đại học Công tác xã hội (Quyết định số 2530/QĐ-BGDĐT) và Cao học Văn học Việt Nam (Quyết định số 2531/QĐ-BGDĐT). Ngành Cao học Văn học Việt Nam, về tổ chức, thuộc quyền quản lí của Khoa Sau đại học; về chuyên môn, thuộc quyền quản lí của Khoa KHXH-NV.
Ngày 13/03/2017, theo Quyết định 89/QĐ-DCL và số 90/QĐ-DCL của Hiệu trưởng, Khoa được tiếp nhận quản lí bộ môn Đông phương học (vốn thuộc Khoa Ngoại ngữ) và Thư viện Trường (vốn trực thuộc Khoa Cơ bản). (Đến ngày 16 tháng 05 năm 2019, Thư viện tách khỏi Khoa, thành đơn vị độc lập, trực thuộc Trường).
Ngày 16/08/2016, nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo, được sự cho phép của Bộ, Trường ra Quyết định 366/QĐ-DCL thành lập tại Khoa KHXH-NV Trung tâm Giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. (Đến ngày 16 tháng 5 năm 2019, Trung tâm được tách khỏi Khoa thành đơn vị độc lập, trực thuộc Trường).
Hiện tại, ngoài ngành Cao học Văn học Việt Nam, Khoa đang đào tạo 3 ngành đại học với 8 chuyên ngành: Ngành Công tác xã hội; ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam với các chuyên ngành: Ngữ văn, Báo chí truyền thông, Quản lí văn hóa, Quản trị văn phòng; ngành Đông phương học với các chuyên ngành: Trung Quốc học, Nhật Bản học, Hàn Quốc học, Đông Nam Á học.
II. TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ
Sau 24 năm hình thành và phát triển với ít nhiều biến động, tổ chức và nhân sự năm 2024 của Khoa Khoa học xã hội và nhân văn như sau:
III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
1.1. Chức năng
Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức lĩnh vực/ ngành công nghệ thông tin; tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng và chuyển giao công nghệ; hợp tác trong nước và quốc tế trong lĩnh vực công nghệ thông tin; quản lý hành chính, nhân sự, chuyên môn thuộc Khoa; bồi dưỡng chuyên viên, giảng viên; quản lý sinh viên.
1.2. Nhiệm vụ
– Xây dựng kế hoạch phát triển Khoa theo tầm nhìn, sứ mạng, triết lý giáo dục của Trường.
– Xây dựng chương trình đào tạo ngành và chuyên ngành đáp ứng tốt theo nhu cầu phát triển công nghệ thông tin trên thế giới; xây dựng kế hoạch giảng dạy, học tập, công tác chuyên môn.
– Quản lý chất lượng đào tạo các chương trình đào tạo công nghệ thông tin; quản lý chuyên môn về giảng dạy, giáo trình, bài giảng, tài liệu hỗ trợ học tập; tổ chức các chương trình hội thảo, tập huấn chuyên ngành.
– Tổ chức và quản lý hoạt động khoa học và công nghệ, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, các dự án hợp tác trong và ngoài nước.
– Quản lý giảng viên, chuyên viên và sinh viên thuộc Khoa; quản lý các trang thiết bị, các phòng máy vi tính.
IV. NGÀNH NGHỀ VÀ CÁC BẬC ĐÀO TẠO
Khoa Khoa học xã hội & nhân văn có chức năng đào tạo nguồn nhân lực trong các lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn, nhằm đáp ứng và phục vụ cho sự phát triển của vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.
Muốn thực hiện đầy đủ chức năng của mình, Khoa ý thức rằng: không thể chỉ dừng lại đào tạo một vài ngành mà, cần mở rộng làm phong phú thêm các ngành nghề đào tạo. Do đó, từ chỗ chỉ có một ngành duy nhất là Đại học Ngữ văn, 24 năm sau Khoa có thêm 2 ngành Đại học Đông phương học và Đại học Công tác xã hội, với 9 chuyên ngành:
– Ngữ văn học
– Báo chí truyền thông
– Quản lí văn hóa
– Quản trị văn phòng
– Trung Quốc học
– Nhật bản học
– Hàn Quốc học
– Đông Nam Á học
– Công tác xã hội
Để đáp ứng nhu cầu xã hội, một mặt cần có nhiều ngành học, mặt khác, cần có nhiều bậc học. Có thể nói Khoa KHXH-NV là khoa có nhiều bậc học nhất Trường: bên cạnh hệ đại học, Khoa có hệ cao đẳng, hệ sau đại học và hệ dự bị đại học.
– Hệ đại học có 3 ngành và 9 chuyên ngành như đã nói trên.
– Hệ cao đẳng có một ngành là Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam, Khoa đã triển khai đào tạo được 04 Khóa.
– Hệ sau đại học, Khoa có ngành Cao học Văn học Việt Nam. Hiện chuẩn bị khai giảng khóa 7.
– Ngoài ra, Khoa còn có hệ dự bị đại học (dự bị tiếng Việt) chuyên đào tạo tiếng Việt cho lưu học sinh nước ngoài đến học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Cửu Long.
V. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
Qua hệ thống các chương trình đào tạo của Khoa KHXH-NV, có thể nhận ra những đặc điểm nổi bật sau đây:
– Cập nhật và hiện đại hóa chương trình đào tạo đó là nguyên tắc sống còn của Khoa. Từ khi được thành lập đến nay, khoa đã trải qua nhiều lần cải tiến, cập nhật chương trình, để chương trình luôn mới, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội.
– “Động” là nguyên tắc thứ 2 của việc thiết kế chương trình. Khoa ý thức sâu sắc rằng: một chương trình tồn tại trong 4, 5 năm, trong thời đại 4.0, sẽ không phải là chương trình “ổn định” mà là chương trình lạc hậu. Do đó, những năm gần đây chương trình đào tạo của khoa được cải tiến, cập nhật liên tục, hàng năm.
– “Mở” là nguyên tắc thứ 3. Một chương trình mở là một chương trình giới hạn kiến thức tối thiểu, không giới hạn kiến thức tối đa. Muốn vậy, khối kiến thức chuyên sâu phải có nhiều chuyên ngành, tự chọn. Mặt khác, mỗi khối kiến thức, từ kiến thức đại cương đến kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành của chương trình phải có nhiều môn tự chọn. Người học không chỉ tự chọn các môn học, mà còn tự chọn chuyên ngành.
Đội ngũ giảng viên của Khoa, bao gồm 2 nguồn: giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng.
– Về lực lượng giảng viên cơ hữu, tất cả giảng viên cơ hữu của Khoa có trình độ chuyên môn từ thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư. Nhiều giảng viên trưởng thành từ chính sinh viên của Trường.
– Khoa có một lực lượng giảng viên thỉnh giảng hùng hậu về số lượng cũng như chất lượng, gồm thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư thuộc các trường đại học danh tiếng như Đại học Cần Thơ, Đại học KHXHNV TP Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Đại học Đồng Tháp, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam…
VI. THÀNH TÍCH ĐÀO TẠO
Trong hơn 24 năm qua, Khoa đã cho ra trường được 04 khóa cao đẳng, 21 khóa đại học, 6 khóa cao học, với trên 3000 cử nhân, thạc sĩ. Trong số này có rất nhiều sinh viên thành đạt: là giảng viên đại học, là hiệu trưởng, hiệu phó các trường THPT, là phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương, là sĩ quan lực lượng công an,..
VII. HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
Hội thi những vần thơ phổ nhạc và sân khấu hóa tác phẩm
Khoa KHXH&NV tổ chức sinh hoạt ngoại khóa
Một buổi học của ngành Đông phương học
Sinh viên ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam khóa 22 đi thực tế ở Báo Vĩnh Long
Sinh viên ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam khóa 22 đi thực tế ở Đài PTTH Vĩnh Long
* Chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Văn học Việt Nam (2018-2022): Xem chi tiết
* Chuẩn đầu ra Thạc sĩ Văn học Việt Nam (2018-2022): Xem chi tiết
* Đề cương chi tiết học phần trình độ Thạc sĩ ngành VHVN năm 2018: xem chi tiết
* Đề cương chi tiết học phần trình độ Thạc sĩ ngành VHVN năm 2020: xem chi tiết
* Đề cương chi tiết học phần trình độ Thạc sĩ định hướng nghiên cứu ngành VHVN năm 2022: xem chi tiết
* Đề cương chi tiết học phần trình độ Thạc sĩ định hướng ứng dụng ngành VHVN năm 2022: xem chi tiết
* Dạnh mục các công trình nghiên cứu khoa học: Xem chi tiết
Nguồn: Khoa KHXH&NV