Khoa Luật Kinh tế

         2. Đội ngũ nhân sự của Khoa Luật

         Khoa Luật Kinh tế có 01 PGS, 05 Tiến sĩ, 08 Thạc sĩ cùng đội ngũ giảng viên cơ hữu. Bên cạnh đó, nhà trường còn mời các giảng viên thỉnh giảng có học hàm, học vị nhiều kinh nghiệm thực tế từ các trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ đến tham gia giảng dạy.

         Bảng 1.1. Danh sách nhân sự của Khoa

TT HỌ VÀ TÊN HỌC HÀM,
NĂM PHONG
HỌC VỊ,
NƯỚC,
NĂM TN
CHUYÊN NGÀNH THAM GIA
ĐÀO TẠO SĐH
(Năm, CSĐT)
THÀNH TÍCH
KHOA HỌC
(Số lượng đề tài,
các bài báo)
1 Nguyễn Hồng Hải

Phó Giáo sư

Tiến sĩ,
Việt Nam
Luật học 2004, Học viện An ninh nhân dân Bài báo: 09
Đề tài: 03
2 Nguyễn Văn Hiến Tiến sĩ,
Việt Nam
Luật học 2015, ĐH An Ninh Bài báo: 13
Đề tài: 03
3 Lê Văn Thiện Tiến sĩ Luật học 2016, ĐH An Ninh Bài báo: 10
Đề tài: 03
4 Trần Văn Hùng Tiến sĩ Luật học 2016 Bài báo:  03
Đề tài: 02
5 Nguyễn Thanh Phong Tiến sĩ Luật học Bài báo: 05
Đề tài: 03
6 Phạm Văn Dư Tiến sĩ Luật học 2015, ĐH An Ninh Bài báo: 04
Đề tài: 03
7 Trần Thị Minh Nguyệt Thạc sĩ,
Việt Nam,
2016
QTKD Bài báo: 03
8 Phan Nguyễn Triều Nhân Thạc sĩ Luật
9 Nguyễn Huy Trung Thạc sĩ Luật
10 Lê Văn Nhàn Thạc sĩ Luật
11 Cao Văn Tiếp Thạc sĩ Luật
12 Cao Võ Thu Ngân Thạc sĩ Luật
13 Võ Nguyễn Hạnh Ngân Thạc sĩ Luật
14 Nguyễn Hoàng Tùng Thạc sĩ Luật

 

        B.  CHỨC NĂNG – NHIỆM VỤ

        1.  CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA KHOA LUẬT KINH TẾ

        Chức năng

      Khoa Luật Kinh tế được thành lập theo Quyết định 801/QĐ-DCL/TCHC ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Cửu Long trên cơ sở tách ra từ Khoa Quản trị kinh doanh. Khoa Luật đào tạo chuyên ngành Luật Kinh tế với mục tiêu đào tạo cử nhân Luật Kinh tế có kiến thức nền tảng trong lĩnh vực pháp luật, kinh tế- xã hội và kiến thức chuyên ngành Luật kinh tế như: Pháp luật về chủ thể kinh doanh; Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh; Pháp luật về sở hữu trí tuệ; Pháp luật về phá sản, Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh; Luật đầu tư; Luật cạnh tranh; Luật tài chính; Luật ngân hàng; Luật chứng khoán; Luật thương mại quốc tế; Tư pháp quốc tế; Luật môi trường;…

       Nhiệm vụ

      Đào tạo chuyên ngành Luật kinh tế phục vụ nhu cầu lao động trong việc phát triển kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực khác. Về phát triển đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất: Năm học 2019 và 2020 đội ngũ giảng viên 05 giảng viên, thiết lập các phòng mô phỏng, phòng thực hành phục vụ cho hoạt động đào tạo.

       2.  Các bậc đào tạo

       Đào tạo trình độ chính quy hệ đại học, thời gian đào tạo 3,5 năm.

      Thạc sỹ Luật kinh tế, thời gian đào tạo 2 năm.

      3. Ngành đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế tại Trường Đại học Cửu Long được các chuyên gia giảng dạy, nghiên cứu và tư vấn pháp lý đầu ngành trong và ngoài nước tập trung xây dựng dựa trên các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ tư pháp, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Đồng thời, có tham khảo nhiều chương trình đào tạo cử nhân Luật kinh tế của các Trường, Viện như: Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Cần Thơ, Viện Nhà nước và Pháp luật, v.v. nhằm đảm bảo tính liên thông giữa các chương trình đào tạo, cấp độ đào tạo và các cơ sở đào tạo khác.

      Sinh viên được học tập và nghiên cứu khoa học với đội ngũ Giảng viên, Luật sư, Thẩm phán có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình. Sinh viên được học tập trong môi trường sư phạm, tài liệu tham khảo phong phú, đa dạng với nhiều đầu sách chuyên ngành của các tác giả là các chuyên gia pháp luật đầu ngành.

      4. Khối lượng kiến thức toàn khóa học

      Đào tạo trình độ hệ đại học chính quy, thời gian đào tạo là 3.5 năm (7 học kỳ); Khối lượng kiến thức toàn khóa: 120 tín chỉ (Không kể các học phần Ngoại ngữ, Tin học, Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng) bao gồm khối kiến thức giáo dục đại cương 24 tín chỉ và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 96 tín chỉ.

      Các môn học thú vị như: Luật sở hữu trí tuệ, Luật thương mại, Luật cạnh tranh, Luật tài chánh, Luật ngân hàng, Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Thủ tục đăng ký doanh nghiệp và thủ tục đầu tư, Phá sản và giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, Pháp luật về doanh nghiệp, Pháp luật kinh doanh bất động sản, Luật đầu tư, Pháp luật về đầu tư xây dựng..

        5.Về kiến thức

        5.1 Kiến thức giáo dục đại cương

       Nắm được những kiến thức cơ bản về Khoa học chính trị, Khoa học Xã hội và Nhân văn, về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; Nắm được những kiến thức cơ bản về kinh tế, công nghệ thông tin.

       5.2 Kiến thức cơ sở ngành

       Có kiến thức đủ rộng về Nhà nước, về pháp luật gồm: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, lịch sử nhà nước và pháp luật, luật hiến pháp, luật so sánh…Có kiến thức căn bản, được cập nhật về các lĩnh vực pháp luật bao gồm luật hành chính, luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng dân sự, luật tố tụng hình sự, luật hôn nhân và gia đình…Có kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu luật, từ đó làm nền tảng để có thể tự nguyện nghiên cứu khoa học và làm việc với tư duy độc lập.

    5.3 Kiến thức chuyên ngành

      Có kiến thức pháp lý chuyên ngành chuyên sâu: Hiểu biết cơ bản về các lĩnh vực khoa học pháp lý, hiểu biết chuyên sâu về pháp luật kinh tế. Có phương pháp tiếp cận và xử lý tình huống trong các sự kiện pháp lý nói chung và các quan hệ pháp luật kinh tế nói riêng; Có kiến thức bổ trợ và phát triển sang một số ngành đào tạo khác của trường Đại học Cửu Long và các trường thuộc khối ngành Luật Hành chính – Chính trị.

      6. Về kỹ năng

     – Sinh viên được trang bị các kỹ năng cứng như: Thực hiện thành thạo việc soạn thảo các hợp đồng, các tài liệu liên quan trong các giao dịch dân sự, hành chính, thương mại…; Tư vấn pháp luật; Phân tích, giải quyết các tình huống pháp lý, lựa chọn, áp dụng những quy định phù hợp của pháp luật;

     – Các kỹ năng mềm cũng được trang bị như: Kỹ năng giao tiếp: lập luận sắp xếp ý tưởng, giao tiếp bằng văn bản và các phương tiện truyền thông, thuyết trình, giao tiếp với các cá nhân và tổ chức, đối tác trong, ngoài nước; Làm việc theo nhóm: Kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm (hình thành nhóm, duy trì hoạt động nhóm, phát triển nhóm và làm việc với các nhóm khác nhau); Khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học: Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của công việc (yêu cầu đạt chuẩn Tiếng Anh từ trình độ A2 trở lên khung năng lực 6 bậc chuẩn Châu âu), đạt Chứng chỉ tin học ứng dụng cơ bản.

      7.  Cơ hội nghề nghiệp

     Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Luật kinh tế Trường Đại học Cửu Long có thể đáp ứng và thích nghi với nhiều vị trí công việc như:

    – Tư vấn pháp luật hoặc tham gia quản trị doanh nghiệp: Có khả năng tự lập nghiệp và tham gia quản trị doanh nghiệp. Làm việc trong các đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý (văn phòng luật sư, công ty luật, văn phòng công chứng, các trung tâm trọng tài thương mại…), với tư cách là chuyên viên tư vấn pháp luật, luật sư, công chứng viên khi đủ điều kiện…;

     – Làm việc tại các cơ quan nhà nước, đoàn thể như: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; Các sở, phòng, ban chuyên môn tại các tỉnh/thành phố, quận/huyện; Đảng, đoàn thể, các tổ chức chính trị – xã hội; Cơ quan tư pháp như: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan thi hành án, Công an…;

    – Cán bộ nghiên cứu, giảng viên luật tại các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các trung tâm đào tạo nghề…;

     – Có thể tham gia các khóa đào tạo để được cấp chứng chỉ hành nghề các chức danh tư pháp: Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Luật sư, Công chứng viên, Thừa phát lại…; Học tiếp lên các bậc học cao hơn như thạc sĩ luật, tiến sĩ luật tại các cơ sở đào tạo luật trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, có thể độc lập thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến chuyên ngành luật, quản trị công, quản trị cũng như có khả năng tự học và tự nghiên cứu nâng cao trình độ.

     8.  Các hoạt động ngoại khóa

     Chương trình đào tạo thực hành rèn luyện những kỹ năng nghề nghiệp thực tế cho sinh viên thông qua những giờ trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật tại các công ty, tham dự các phiên tòa; thực hiện các chủ đề sinh hoạt định kỳ gắn với yếu tố thời sự của Đoàn thanh niên, các câu lạc bộ.

     Bên cạnh học tập những kiến thức chuyên ngành, sinh viên Khoa Luật kinh tế   Trường Đại học Cửu Long còn có cơ hội tham gia những lớp bồi dưỡng Kỹ năng mềm, tham gia các sân chơi lành mạnh như: Câu lạc bộ Đàn ca tài tử, Câu lạc bộ Tiếng Anh, Câu lạc bộ bắn cung, Chơi bóng ở sân bóng đá nhân tạo,…  nhằm giúp cho sinh viên phát triển toàn diện các kỹ năng.

      9.  Phương hướng hoạt động

     Tập trung xây dựng chương trình đào tạo với các môn học mới, thiết thực; thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới; xây dựng các đề cương, giáo trình môn học nhằm phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu long và cả nước.

    Tiếp tục đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, hướng tới người học, lấy người học làm trung tâm; tăng cường hoạt động ngoại khóa; tổ chức các phiên tòa tập sự về kinh tế, hình sự, hành chính..v..v….

     Thường xuyên tìm hiểu môi trường làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan thông qua hoạt động kiến tập, thực tập thực tế… nhằm giúp sinh viên vận dụng lý luận vào thực tiễn, xây dựng bản lĩnh nghề nghiệp cho sinh viên. Tiếp tục khai thác, huy động các nguồn tài trợ và sự giúp đỡ của các doanh nghiệp phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của khoa.

     Cùng với sự phát triển đi lên của Trường Đại học Cửu Long, toàn thể cán bộ, giảng viên Khoa Luật kinh tế với phương châm:“ Đoàn kết – Trách nhiệm – Hiệu quả” nhằm xây dựng Khoa ngày càng vững mạnh, trở thành một khoa đào tạo có uy tín và chất lượng của Trường Đại học Cửu Long.

  • Điện thoại liên lạc của Khoa: 02703.960069./.

 

NƠI THỰC TẬP PHÙ HỢP CHO SINH VIÊN LUẬT

 

Khi còn đang trong quá trình học tập tại Đại học, đa số các bạn sinh viên Luật còn đang băn khoăn không biết mình sẽ làm gì sau khi ra trường; hay nghề Luật sẽ đem lại cho các bạn cơ hội nghề nghiệp nào và thu nhập ra sao ?

Do đó; nếu các bạn muốn tìm hiểu rõ nhất về ngành học mình đang theo đuổi thì hãy tận dụng thật tốt cơ hội thực tập. Các bạn không cần phải đợi tới khi nhà trường công bố thời gian thực tập mà có thể chủ động xin đi thực tập trước đó bao lâu tùy vào khả năng của bản thân. Điều đó không chỉ giúp các bạn định hướng được con đường nào phù hợp với mình mà còn có thể kiếm thêm thu nhập tùy vào chế độ nơi bạn thực tập.

 NƠI THỰC TẬP

  1. Cơ quan Nhà nước

Đây là nguồn khá phổ thông, phù hợp cho các bạn sinh viên có định hướng theo con đường làm Nhà nước hay có ý định tìm các số liệu phục vụ cho bài báo cáo tốt nghiệp của mình. Một số cơ quan phổ biến cho sinh viên Luật cần thực tập :

  • Tòa án, Viện Kiểm Sát, Cục Thi hành án,…
  • Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tư pháp, UBND, Cục/Chi cục Thuế,…
  1. Các Tổ chức – Doanh nghiệp

Thường tuyển chọn và phỏng vấn trước khi nhận sinh viên vào thực tập, thông thường các bạn sinh viên có thể tìm vị trí thực tập tại 2 loại tổ chức sau :

  • Văn phòng – Công ty Luật

Trong nước: các bạn sẽ được học hỏi kha khá kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý trên các lĩnh vực như Doanh nghiệp, Dân sự, Hôn nhân – gia đình, Lao động,….

Nước ngoài: các bạn sẽ được tiếp xúc, trao đổi với nhiều tài liệu, khách hàng nước ngoài, biết được các thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp, người nước ngoài muốn hoạt động, đầu tư ở Việt Nam, giúp các bạn rèn luyện được khả năng ngoại ngữ của bản thân.

Ngoài ra, các VP – Cty Luật đều sẽ tạo điều kiện, hướng dẫn cho các bạn trực tiếp thực hiện các thủ tục hành chính với các cơ quan nhà nước.

  • Các doanh nghiệp, ngân hàng có phòng pháp chế, nhân sự

 KÊNH TÌM KIẾM

 

 – Kênh nhà trường: website hỗ trợ việc làm – thực tập của các trường ĐH đào tạo ngành Luật.

– Kênh người thân : đây là kênh tìm kiếm khá gần gũi với các bạn, bố mẹ anh chị hay họ hàng của bạn đang công tác ở 1 cơ quan nhà nước hay 1 công ty nào đó có thông tin về việc tuyển thực tập sinh tại nơi họ làm việc.

– Kênh bạn bè : bạn bè, anh chị khóa trên đã thực tập hay đi làm ở các kì trước hay năm học trước , có thể họ sẽ nắm được thông tin về công ty hay cơ quan họ đã thực tập thời gian này có tuyển thực tập sinh hay không.

Website của chính cơ quan, công ty : một số công ty hay doanh nghiệp sẽ đăng thông tin tuyển dụng nhân viên , thực tập sinh trên chính fanpage, website của họ , việc cần làm là bạn phải xác định được nơi thực tập phủ hợp với bạn và tìm hiểu về nó.

– Trang tuyển dụng trung gian : một số website trung gian tìm việc làm như timviecnhanh, careerbuilder, vietnamworks,….sẽ giúp các bạn tìm được những nhà tuyển dụng đang có nhu cầu tuyển thực tập sinh.

 KẾT

Thực tập là một giai đoạn quan trọng trong quá trình các sinh viên Luật định hướng tương lai cũng như áp dụng các kiến thức mà bản thân được học vào thực tế. Việc tìm được nơi thực tập có phù hợp hay không tùy thuộc vào mục tiêu mà các bạn đề ra để phát triển bản thân trong nghề Luật. Do đó các bạn cần phải xem trọng thời gian thực tập và có được sự chuẩn bị tốt nhất thông qua việc trau dồi kỹ năng viết, kỹ năng mềm, không ngại giao tiếp, tự tin cũng như nắm được các kiến thức chuyên ngành quan trọng.

Cuối cùng là đừng quá quan trọng việc có lương hay không vì mục đích chính của đợt thực tập chính là giúp các bạn trau dồi kiến thức chuyên môn và áp dụng vào thực tế. Ở một vài nơi họ có thể sẽ hỗ trợ một khoản tiền nho nhỏ cho việc xăng xe hay ăn uống của các bạn tùy thuộc vào mức độ bạn đóng góp và tổng thời gian bạn thực tập tại đó. Và đừng quên là hãy chuẩn bị cho mình một CV thật đẹp và ấn tượng nhất có thể nhé!

* Đề cương ngành Luật: Xem chi tiết.

* Đề cương ngành Luật kinh tế: Xem chi tiết.

* Chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Luật kinh tế: Xem chi tiết

* Đề cương chi tiết Thạc sĩ ngành Luật kinh tế: Xem chi tiết

* Quyết định ban hành Chuẩn đầu ra ngành đào tạo Thạc sĩ Luật kinh tế: Xem chi tiết

* Quyết định ban hành Chuẩn đầu ra Chương trình đào tạo Thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu: Xem chi tiết

Nguồn: Khoa Luật kinh tế