Khoa Nông nghiệp – Thủy sản

     I. TÊN VÀ LOGO KHOA

  • Tên tiếng Việt: Khoa Nông nghiệp – Thủy sản
  • Tên tiếng Anh: Faculty of Agriculture – Fisheries
  • Địa chỉ: Quốc lộ 1A, xã Phú Quới, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam.
  • Điện thoại: 02703 503 676
  • Email: [email protected]
  • Logo Khoa

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ NHÂN SỰ

   Khoa Nông nghiệp – Thủy sản hiện có 1 Trưởng Khoa, 1 Phó Trưởng Khoa, 1 Trợ lý Trưởng Khoa, 04 bộ môn trực thuộc gồm: Khoa học nông nghiệp, Công nghệ thực phẩm, Thủy sản, Thú y.

  1. Ban chủ nhiệm Khoa

    2. Văn phòng Khoa

    3. Hội đồng Khoa học và Đào tạo

    III. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

    Khoa được thành lập năm 2000 với tên là Khoa Nông nghiệp Phát triển nông thôn, năm 2015 khoa đổi tên thành Khoa Khoa học nông nghiệp. Từ năm 2019 đến nay khoa đổi tên thành Khoa Nông nghiệp – Thủy sản. Trải qua các giai đoạn hình thành và phát triển, đến nay khoa được phân công quản lý đào tạo 5 ngành gồm: Bảo vệ thực vật, Công nghệ thực phẩm, Nông học, Nuôi trồng thủy sản và Thú y.

    IV. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ

    1. Chức năng

    – Khoa Nông nghiệp – Thuỷ sản giúp việc cho Hiệu trưởng thực hiện chức năng quản lý hành chính, quản lý công tác giảng dạy, nghiên cứu, đào tạo, quản lý cơ sở vật chất của Khoa nhằm đáp ứng kế hoạch giảng dạy chung của Nhà trường.

    – Thực hiện công tác giảng dạy cho các ngành: Nông học, Công nghệ thực phẩm, Nuôi trồng thuỷ sản, Bảo vệ thực vật, Thú y và hỗ trợ giảng dạy một số học phần thuộc các chuyên ngành khác trong nhà trường.

    2. Nhiệm vụ

    – Nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ của nhà trường để tham mưu cho Hiệu trưởng trong chiến lược xây dựng các mã ngành đào tạo, chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế của trường, của tỉnh, của xã hội.

     – Nghiên cứu, đề xuất với Hiệu trưởng và các phòng chức năng về nội dung, chương trình, biện pháp thực hiện nhiệm vụ đào tạo các bậc học, các ngành học mà khoa đảm nhiệm. Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực hiện có ở khoa, trường. Có chiến lược lâu dài về xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ giáo dục có chất lượng cao.

    – Tổ chức đăng ký các đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp khoa, cấp cơ sở, cấp tỉnh,… nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học cơ bản cũng như các đề tài ứng dụng phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội trong và ngoài tỉnh. Tổ chức và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học.

    – Hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài trường để trao đổi cán bộ, tham khảo chương trình, giáo trình, tài liệu, kinh nghiệm quản lý và giảng dạy.

    – Tổ chức, quản lý đội ngũ cán bộ, giảng viên, cơ sở vật chất, phòng làm việc, phòng thí nghiệm trực thuộc khoa để hoàn thành nhiệm vụ được giao theo tinh thần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

    – Quản lý, giáo dục, rèn luyện người học để trở thành những con người được đào tạo có phẩm chất tốt, có năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

    – Chỉ đạo thực nghiệm tổ chức sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản chất lượng gắn với nghiên cứu khoa học, thực hành của giảng viên, sinh viên.

    – Thực hiện các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công.

    V. NGÀNH ĐÀO TẠO

    1. Đào tạo chính quy các ngành

    * Bậc đại học

    – Công nghệ thực phẩm: cấp bằng cử nhân (thời gian đào tạo 3,5 năm), cấp bằng kỹ sư (thời gian đào tạo 4,0 năm)

    – Nông học; Bảo vệ thực vật; Nuôi trồng – thủy sản: cấp bằng kỹ sư (thời gian đào tạo 4,0 năm)

– Thú y: cấp bằng bác sĩ (thời gian đào tạo 5,0 năm)

    * Bậc sau đại học

    Đào tạo thạc sĩ ngành Công nghệ thực phẩm

    2. Đào tạo từ xa các ngành: Công nghệ thực phẩm, Bảo vệ thực vật, Thú y (bậc đại học)

    3. Mục tiêu đào tạo các ngành và cơ hội nghề nghiệp

    – Công nghệ thực phẩm: đào tạo cử nhân/kỹ sư công nghệ thực phẩm có khả năng đánh giá phẩm chất thực phẩm; thiết kế, vận hành các tiến trình bảo quản, sau thu hoạch, sản xuất nông sản thực phẩm đáp ứng yêu cầu về vệ sinh, an toàn, chất lượng… Sinh viên được nghiên cứu, sáng tạo, làm sản phẩm mới hay qui trình công nghệ, hợp lý hóa sản xuất. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các viện nghiên cứu, trường, y tế dự phòng, doanh nghiệp, các cơ sở xử lý sau thu hoạch, đóng gói, chế biến nông sản, thực phẩm…

   

Sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm thi nấu ăn và chế biến các sản phẩm

     – Nông học: đào tạo kỹ sư nông học có kiến thức tổng quát và chuyên ngành bao gồm các lĩnh vực sản xuất như trồng trọt (kỹ thuật sản xuất, giống, bảo vệ thực vật, …), chăn nuôi và thủy sản (giống, kỹ thuật sản xuất, thú y, vệ sinh môi trường sản xuất, …). Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các viện nghiên cứu, các phòng thí nghiệm nông nghiệp, các công ty phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thủy sản, chăn nuôi; các cơ quan nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp.

Sinh viên ngành Nông học thực hành tại nhà lưới

    – Bảo vệ thực vật: đào tạo kỹ sư bảo vệ thực vật có kiến thức và kỹ năng về bảo vệ thực vật; am hiểu về các loài dịch hại và thiên địch trên cây trồng, biết áp dụng hợp lý các biện pháp bảo vệ thực vật nhằm hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp an toàn; có kiến thức về an toàn lao động, an toàn nông sản thực phẩm, đạo đức nghề nghiệp; có khả năng hợp tác trong sản xuất nông sản và trong nghiên cứu khoa học, biết sản xuất và làm dịch vụ bảo vệ thực vật. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các trường đại học, cao đẳng, các viện, trung tâm nghiên cứu; công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ thực vật; các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh – dịch vụ nông nghiệp và bảo vệ thực vật.

Sinh viên ngành Bảo vệ thực vật tham quan thực tế tại Đà Lạt

    – Nuôi trồng thủy sản: đào tạo kỹ sư nuôi trồng thủy sản có kiến thức chuyên sâu về quản lý môi trường và sức khỏe vật nuôi; qui trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản; được trang bị kỹ năng quản lý và vận hành sản xuất trong các lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng triển khai ý tưởng khởi nghiệp, sáng tạo như thành lập công ty, cơ sở sản xuất về thủy sản, làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp, thủy sản các cấp; các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản; sản xuất, kinh doanh giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản, các tổ chức tư vấn và chứng nhận tiêu chuẩn; nghiên cứu và tham gia công tác giảng dạy tại các viện, trường đại học, trường nghề, …

Sinh viên ngành Nuôi trồng thủy sản thực tập tại các bè cá

    – Thú y: đào tạo bác sĩ thú y có kiến thức chuyên sâu về chăm sóc và điều trị các vấn đề liên quan đến sức khỏe cho vật nuôi, thú cưng. Sau tốt nghiệp, sinh viên có thể mở công ty thuốc thú y, phòng khám thú y hoặc trang trại chăn nuôi, làm việc tại các phòng mạch hoặc bệnh xá thú y, phòng xét nghiệm thú y, làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước như phòng, sở nông nghiệp & phát triển nông thôn, cục, viện nghiên cứu; chi cục thú y tỉnh, trạm thú y quận huyện, tham gia giảng dạy, nghiên cứu ở các trường, viện chuyên ngành hoặc làm việc tại các công ty về thuốc và thức ăn chăn nuôi thú y, thủy sản.

Sinh viên ngành thú y phẫu thuật cho thú cưng

    VI. CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

    – Tổ chức tham quan ngoại khóa cho sinh viên các ngành Nông học, Công nghệ thực phẩm, Bảo vệ thực vật … tại các trung tâm, trạm trại, xí nghiệp, nhà máy … những nơi có những ứng dụng, thành tựu khoa học mới, trình độ sản xuất tiên tiến.

    – Tổ chức những hội thảo chuyên đề, tiếp xúc với những nhà khoa học, kỹ nghệ gia, doanh nhân, liên kết với các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn…

    – Tổ chức giao lưu, trao đổi và học tập kinh nghiệm giữa sinh viên và cựu sinh viên các ngành, các khóa thuộc Khoa.

Sinh viên thi làm lồng đèn tặng trẻ em khó khăn

     

    Sinh viên tham quan trang trại tại Lâm Đồng 

     

    Sinh viên tham gia chương trình thả cá bảo tồn nguồn lợi thủy sản

    Sinh viên tham gia hội trại mùa xuân

     

    Cựu sinh viên họp mặt nhân dịp hội thao truyền thống

    Đội văn nghệ Khoa Nông nghiệp – Thủy sản tham gia Gala UCL nhân dịp Kỷ niệm 20 năm thành lập Trường 

     

    Sinh viên tham dự Tọa đàm Định hướng nghề Thú y

     

     Sinh viên tham quan và học tập thực tế tại vườn nho tỉnh Ninh Thuận

    Niềm vui của sinh viên đạt giải vô địch trong hội thao truyền thống

    Sinh viên Khoa NN-TS tham dự và đạt giải Nhất tại Hội thi Olympic các môn Khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, năm học 2023-2024

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    1. BẬC ĐẠI HỌC

    * Đề cương chi tiết học phần: XEM CHI TIẾT

    * Đề cương chi tiết ngành BVTV K25: XEM CHI TIẾT

    * Chương trình đào tạo: XEM CHI TIẾT

    * Chương trình đào tạo ngành BVTV K25: XEM CHI TIẾT

    * Chuẩn đầu ra: XEM CHI TIẾT

    * Bảng ma trận phát triển kiến thức và kỹ năng năm 2015: XEM CHI TIẾT

    * Bảng ma trận phát triển kiến thức và kỹ năng năm 2017: XEM CHI TIẾT

    * Bảng ma trận phát triển kiến thức và kỹ năng năm 2018: XEM CHI TIẾT

    * Bảng ma trận phát triển kiến thức và kỹ năng năm 2021: XEM CHI TIẾT

    * Quyết định ban hành triết lý giáo dục: XEM CHI TIẾT.

    * Bảng mối liên quan giữa triết lý giáo dục của Khoa và Trường: XEM CHI TIẾT.

    2. SAU ĐẠI HỌC

    * Chương trình đào tạo Thạc sĩ CNTP năm 2020: XEM CHI TIẾT

    * Chương trình đào tạo Thạc sĩ CNTP năm 2022 theo định hướng nghiên cứu: XEM CHI TIẾT

    * Chương trình đào tạo Thạc sĩ CNTP năm 2022 theo định hướng ứng dụng: XEM CHI TIẾT

    * Chuẩn đầu ra của CTĐT Thạc sĩ CNTP năm 2020: XEM CHI TIẾT

    * Chuẩn đầu ra của CTĐT Thạc sĩ CNTP năm 2022 theo định hướng nghiên cứu: XEM CHI TIẾT

    * Chuẩn đầu ra của CTĐT Thạc sĩ CNTP năm 2022 theo định hướng ứng dụng: XEM CHI TIẾT

    * Đề cương chi tiết học phần Thạc sĩ CNTP năm 2020: XEM CHI TIẾT

    * Đề cương chi tiết học phần Thạc sĩ CNTP năm 2022 theo định hướng ứng dụng: XEM CHI TIẾT

    * Đề cương chi tiết học phần Thạc sĩ CNTP năm 2022 theo định hướng nghiên cứu: XEM CHI TIẾT

    Nguồn: Khoa NN-TS